Giải pháp tạo động lực cho người lao động

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề tạo động lực cho người lao động luôn được các công ty, doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Tạo động lực cho người lao động giúp thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, là yếu tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có được hướng đi đúng đắn trong vấn đề này. Vậy giải pháp tạo động lực cho người lao động là như thế nào? Vai trò của việc tạo động lực cho người lao động được thể hiện ra sao sẽ được làm rõ trong bài viết sau.

Động lực lao động là gì?

Có nhiều định nghĩa khác nhau về động lực lao động. Tuy nhiên, định nghĩa được dùng phổ biến nhất khi nhắc đến động lực lao động là: “ Động lực lao động là yếu tố kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu quả cao nhất”. Động lực lao động giúp người lao động sẵn sàng và say mê làm việc hơn. Nhờ vậy, các doanh nghiệp mới có thể thu được lợi ích lớn nhất.
Biểu hiện của việc có động lực lao động  là sự nỗ lực, chăm chỉ làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như của người lao động. Định nghĩa chung nhất “động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của mỗi cá nhân nhằm phát huy mọi nỗ lực để hướng bản thân đạt được mục tiêu của cá nhân và mục tiêu của tổ chức”.
Về cơ bản, bất cứ người lao động nào cũng cần phải có động lực lao động thì mới có thể làm việc. Nếu không có động lực thì mỗi ngày đi làm sẽ chỉ là những ngày khó chịu, mệt mỏi, không có năng suất làm việc.

Các loại động lực lao động

Động lực lao động cũng được phân chia thành hai loại để giúp các doanh nghiệp và người sử dụng lao động dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các giải pháp tạo động lực cho người lao động. Hai loại động lực lao động là động lực bên ngoài và động lực bên trong.

Động lực lao động bên ngoài

Động lực lao động bên ngoài là những yếu tố bên ngoài khiến nhân viên hành động hướng tới hoàn thành nhiệm vụ hoặc mục tiêu công việc. Chúng thường là hình phạt hoặc phần thưởng. Chỉ khi gắn liền trách nhiệm với lợi ích cá nhân thì hiệu quả công việc mới được nâng lên. Đây là điều mà bất cứ người sử dụng lao động nào cũng cần phải nắm được.
Động lực lao động bên ngoài thường sẽ do người lao động yêu cầu với người sử dụng lao động. Nếu hai bên đạt được thoả thuận và đồng ý với nhau thì người lao động mới bắt đầu làm việc. Trong quá trình này người sử dụng lao động cũng nên đưa ra các hình phạt hoặc phần thưởng để tạo thêm động lực lao động bên ngoài cho người lao động. Hình phạt sẽ thúc đẩy nhân viên hành động để tránh hình phạt, trong khi phần thưởng sẽ thúc đẩy họ làm việc để được nhận phần thưởng.

Động lực lao động bên trong

Động lực lao động bên trong xuất phát từ sự hài lòng cá nhân về chính công việc đang làm. Là sự thỏa mãn khi cá nhân thực hiện tốt một công việc hay đạt mục tiêu đề ra, khi cá nhân thấy rằng công việc của mình có đóng góp lớn cho doanh nghiệp.

Thông thường động lực này chỉ xuất hiện ở những cá nhân yêu thích và đam mê với công việc. Động lực lao động bên trong sẽ có ý nghĩa hơn động lực lao động bên ngoài vì nó là sự yêu thích là niềm đam mê riêng của cá nhân mà không liên quan gì đến lợi ích. Người sử dụng lao động nếu biết cách tạo động lực lao động này thì sẽ thu được nhiều thành quả hơn hẳn. Tuy nhiên, hầu hết động lực lao động bên trong đều bắt nguồn và đi kèm với động lực bên ngoài.

>Xem thêm:

Giải pháp tạo động lực cho người lao động

Để giúp doanh nghiệp và công ty có thể gia tăng động lực cho người lao động một số giải pháp tạo động lực cho người lao động đã được đưa ra. Đây đều là những giải pháp hàng đầu và cần thiết cho bất cứ một công ty nào. Một số giải pháp tạo động lực cho người lao động hiện nay là:

Khen ngợi, khuyến khích mọi nỗ lực và thành quả công việc của người lao động

Là người sử dụng lao động, các bạn phải luôn nhớ đến việc khen ngợi và khuyến khích nhân viên về hiệu quả làm việc tốt ngay cả khi họ chỉ mới làm được một nửa. Điều này không chỉ giúp người lao động cảm nhận được sự trân trọng của bạn dành cho họ mà còn giúp họ có được cảm giác thành tựu khi làm việc.

 

Hãy tạo động lực cho người lao động bằng cách này thông qua việc khen ngợi, tuyên dương và khuyến khích theo thời gian 1 tuần hoặc 1 tháng. Mốc thời gian này sẽ là mục tiêu để người lao động nhìn vào và cố gắng. Rất nhiều công ty sau khi dùng cách này đã có được  hiệu quả công việc cao hơn hẳn.

Bên cạnh đó, các bạn cũng cần xây dựng chương trình dành cho nhân viên một cách thân thiện cũng như trao tặng phần thưởng tháng để khuyến khích họ. Nếu chỉ khen ngợi và tuyên dương bằng lời nói thì sẽ không tạo được động lực lao động lâu dài. Đưa ra phần thưởng là một món quà, một số tiền hay một lợi ích thiết thực nào đó sẽ là điều đúng đắn nhất.

Giải pháp tạo động lực cho người lao động này tuy đơn giản nhưng  lại hiệu quả cao, góp phần tối ưu hiệu suất lao động cũng như giúp người lao động hăng say làm việc tốt hơn.

Đối xử công bằng với mọi người lao động

Hầu hết mọi người lao động khi đi làm đều quan tâm đến sự công bằng trong đãi ngộ của các công ty. Điều này thể hiện rõ nhất khi đưa ra mức lương cho nhân viên. Người sử dụng lao động phải đưa ra một mức lương mà các nhân viên cảm thấy hợp lý, tùy theo năng lực của mỗi người và trả thêm cho các công việc ngoài giờ. Không nên có sự phân biệt về mức lương giữa những người có cùng hiệu suất công việc.


Nếu làm vậy, người lao động sẽ xác định rõ mục tiêu về thu nhập và tự mình  có động lực, kế hoạch để đạt được mục tiêu đã đề ra cũng như buộc nhân viên phấn đấu để đạt được các mục tiêu mà người sử dụng lao động đã vạch ra. Hãy đưa ra một đích đến phù hợp với bản thân mỗi  người lao động.

Giải pháp tạo động lực cho người lao động này thường được áp dụng cho rất nhiều công ty. Tuy nhiên, ứng dụng cao nhất của nó vẫn là cho các nhân viên kinh doanh. Người sử dụng lao động cũng cần đưa ra các đãi ngộ về lương, thưởng rõ ràng, công khai và công bằng cho các nhân viên từ cũ đến mới, từ cấp cao đến cấp thấp.

Quan tâm đến lo lắng và vấn đề cá nhân của người lao động

Một người sử dụng lao động tài ba là người biết quan tâm đến những lo lắng và hiểu rõ được vấn đề cá nhân của người lao động. Những mối bận tâm này sẽ khiến người lao động bị phân tâm, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động của mỗi người. Vì vậy, người sử dụng lao động  cần biết lắng nghe các ý kiến, sự giãi bày của từng nhân viên để có những giải pháp phù hợp giải quyết các vấn đề này.
Quan tâm đến những nhu cầu của người lao động  không chỉ giúp tạo động lực lao động  mà còn tăng khả năng làm việc nhóm hiệu quả cũng như tạo được mối quan hệ hòa đồng, tin tưởng giữa hai bên với nhau. Như vậy sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình làm việc cùng nhau.

Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một trong những giải pháp tạo động lực cho người lao động là tổ chức đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân sự. Có như thế, hiệu quả  công  việc mới ngày càng được nâng cao. Với những kỹ năng được trang bị, đào tạo sẽ giúp các nhân viên hoàn thành công việc được tốt hơn đồng thời tăng khả năng thu hút và giữ chân nhân tài ở lại với doanh nghiệp.  Vừa tăng được chất lượng nhân lực lại là cơ hội để giúp kéo dài hợp đồng lao động nên việc đào tạo nguồn nhân lực là rất cần thiết.
Để nâng cao kỹ năng cho nhân viên, người sử dụng lao động có thể dùng nhiều cách khác nhau như cung cấp tài liệu, nguồn lực để họ tự nghiên cứu học tập, hoặc tổ chức các đợt tập huấn để giúp họ phát triển các kĩ năng của bản thân. Những sáng kiến của các người lao động liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bởi họ là những người trực tiếp sản xuất các sản phẩm hay thiết kế các dịch vụ, là những người tham gia giao dịch với khách hàng và giải quyết vấn đề hàng ngày.
Người sử dụng lao động cần có chế độ để cân nhắc và lựa chọn những nhân viên ưu tú, trung thành cho họ tham gia vào các kế hoạch đào tạo, nâng cao hiệu quả công việc mà không lãng phí tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp.

Thúc đẩy tinh thần làm việc của người lao động bằng các hoạt động ngoại khoá

Việc buồn chán với công việc hiện tại sau một thời gian dài làm việc chính là điều không thể tránh khỏi. Lúc này việc gắn kết quan hệ giữa các nhân viên với nhau là một trong các giải pháp tạo động lực cho người lao động thường được các doanh nghiệp chú trọng và áp dụng. Các doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi liên hoan, du lịch, hoạt động ngoại khoá để giúp mọi người giao lưu và hiểu nhau hơn. Từ đó, tạo sự gắn kết với nhau trong công việc.

Nếu người lao động có thể cùng nhau vui chơi, trò chuyện thì không chỉ giúp tinh thần của họ được thoải mái mà còn giúp họ dễ dàng tiếp xúc với nhau trong công việc. Ở nhiều công ty, mối quan hệ đồng nghiệp với   nhau cũng là vấn đề không dễ giải quyết. Những lúc đi chơi, đi ăn với nhau mọi người mới có thời gian thư giãn và dễ trò chuyện cùng nhau hơn.

Ngoài ra, nếu nhân viên rơi vào bế tắc, khi họ đã không còn cảm giác với công việc hãy giúp họ tìm ra các lối đi mới, hướng đến một sự thỏa mãn cao hơn thậm chí là cân nhắc việc thăng chức cho họ dựa trên những cấp bậc thành tựu mà họ đã đạt được.

Một trong những cách thúc đẩy tinh thần, tạo động lực cho người lao động không thể bỏ qua đó là xây dựng trách nhiệm cho nhân viên. Hãy để cho họ nhìn được vai trò của bản thân trong công việc. Nếu họ không hoàn thành thì sẽ ảnh hưởng đến mọi người như thế nào. Chỉ khi đó các người lao động mới có tinh thần tự giác và có trách nhiệm trong công việc của mình hơn.

Trao đổi và thoải mái bày tỏ quan điểm

Chìa khoá vàng để nâng cao hiệu suất công việc chính là giao tiếp. Rất nhiều ý tưởng đã được người lao động đưa ra khi trao đổi, bày tỏ quan điểm trong các cuộc họp. Bên cạnh đó, việc thể hiện quan điểm cá nhân cũng giúp người sử dụng lao động hiểu rõ hơn về nhân viên của mình. Hãy nói về các kết quả công việc cũng như trao đổi, nói chuyện với từng người, hiểu được quan tâm của họ, và cho họ những cách làm tốt hơn để họ giải quyết vấn đề tốt nhất.
Bên cạnh đó, cũng nên khuyến khích người lao động trao đổi, đưa ra những ý kiến sáng tạo của bản thân. Khi đó họ sẽ cởi mở và tự tin hơn trong việc đề xuất các ý kiến hoặc đề nghị mà họ nghĩ là cần thiết. Đây không chỉ là giải pháp tạo động lực cho người lao động mà còn là giải pháp giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển cách mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Tạo sự tin tưởng cho người lao động

Nếu người sử dụng lao động không có sự tin tưởng vào nhân viên của mình thì họ sẽ không thể làm tốt công việc, nhiệm vụ được giao. Họ sẽ dễ rơi vào trạng thái tự ái, chán nản trong công việc khi không được công nhận và tin tưởng. Điều này thường xảy ra khi người sử dụng lao động không hiểu hết được giá trị lao động nhân viên của mình. Giải pháp tạo động lực cho người lao động được đưa ra lúc này là tạo sự tin tưởng giữa hai bên với nhau.
Bên cạnh đó, nếu nhân viên không tin tưởng người quản lý thì họ cũng không động lực để cống hiến hết sức mình cho công việc. Vì thế , là chủ doanh nghiệp , nhà quản lý bạn cần phải cho nhân viên thấy họ được tin tưởng đồng thời bạn cần chịu trách nhiệm với mọi lời nói và giải thích để họ không thất vọng. Niềm tin sẽ được xây dựng nhanh chóng nếu bạn làm mọi việc tốt nhất có thể.

Những giải pháp tạo động lực cho người lao động cùng các nội dung xoay quanh vấn đề này đã được làm rõ ở bài viết trên. Chắc hẳn, những kiến thức bổ  ích này sẽ giúp doanh nghiệp của các bạn ngày càng phát triển. Hãy là những người lãnh đạo tài ba khi biết cách tạo ra động lực lao động, giúp nhân viên của mình cống hiến hết sức cho công việc.