Khu vực nông thôn chiếm khoảng 2/3 dân số và là lực lượng lao động chính ở nước ta. Lao động nông thôn chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Hằng năm, lao động nông thôn cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm cho cả nước. Tuy nhiên, trình độ của lao động nông thôn còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn mà nước ta đã đề ra. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng cần làm ngay lúc này.
Mục lục
Vai trò của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở nước ta hiện nay
Kết quả đạt được trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Sau khi học nghề, một bộ phận lao động nông thôn đã chuyển đổi nghề nghiệp, có việc làm mới tại các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ. Cơ cấu ngành nghề ở khu vực nông thôn có sự thay đổi theo hướng tích cực.
>> Xem thêm:
Những mặt hạn chế của đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Mặc dù đã có được những kết quả tích cực, nhưng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở nước ta vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Số lượng lao động nông thôn tham gia các khoá đào tạo nghề vẫn còn thấp chỉ đạt khoảng 27,1%. Đến năm 2015, nước ta có 10 triệu hộ nông dân với hơn 30 triệu lao động trong độ tuổi, nhưng chỉ có 17% trong đó được đào tạo thông qua các lớp tập huấn khuyến nông, còn lại 83% là lao động chưa qua đào tạo, chưa có trình độ chuyên môn trong sản xuất nông nghiệp. Chính vì thế, lượng lao động nông thôn có đủ điều kiện phát triển kinh tế thực ra vẫn còn thấp.
Nguyên nhân chủ yếu là công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nước ta chưa được đầu tư đúng mức. Nhiều bộ, ngành, địa phương nhận thức chưa đầy đủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, coi đào tạo nghề là biện pháp tình thế, không giải quyết được nhiều vấn đề. Bên cạnh đó, nhiều nông dân chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc học nghề, nhiều gia đình chỉ cho con em học nghề khi không đủ điều kiện vào các trường đại học, cao đẳng.
Giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tất cả các ban ngành đều phải tham gia và phối hợp với nhau để cùng tạo ra kết quả. Một số giải pháp được đưa ra là:
Thay đổi nội dung chương trình giảng dạy
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở nước ta chưa có hiệu quả cao là do công tác giảng dạy nghề chưa gắn chặt với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Vì thế, muốn nâng cao trình độ lao động thì phải bám sát với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương. Nên tập trung vào những ngành nghề sẵn có và phù hợp với nhu cầu của địa phương, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nội dung chương trình giảng dạy cũng cần phải đổi mới liên tục. Có như vậy thì người lao động mới nắm bắt được nhu cầu và xu hướng phát triển của xã hội. Ngoài việc nâng cao kỹ thuật, sáng tạo ra các ngành nghề mới cũng cần chú trọng đào tạo những ngành nghề truyền thống, ngành nghề thủ công. Một số ngành nghề thủ công vẫn mang lại giá trị kinh tế cao như đồ gỗ, sơm mài, chạm trổ, đồ mây tre đan,… Những ngành nghề này thì nên được lưu giữ cho thế hệ sau và sáng tạo để cho những sản phẩm trở nên đẹp hơn, thu hút hơn.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải gắn liền với đặc điểm, trình độ của lao động tại địa phương
Đào tạo nghề là đào tạo gắn với thực tiễn, do đó để người học thực sự hứng thú và thu được hiệu quả cao trong quá trình học, cần đổi mới mạnh mẽ hình thức đào tạo nghề ở nước ta hiện nay. Mỗi vùng miền sẽ có đặc điểm, văn hoá cùng cách tiếp thu khác nhau. Nên sử dụng những phương pháp giảng dạy linh hoạt để người học hiểu được và có thể vận dụng trong thực tiễn.
Bên cạnh các phương pháp truyền thống, đào tạo nghề cần kết hợp áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, hiện đại, người học cần được tiếp xúc trực tiếp với các loại máy móc, nông cụ cho từng ngành nghề được học. Người lao động nông thôn học là để làm nghề nên cần phải tập trung vào việc cho họ làm thành thạo nghề cần thiết. Việc tiếp xúc với máy móc, nông cụ sẽ gíup người lao động nhanh nhạy hơn.
Thời gian mở các lớp đào tạo nghề cũng cần linh hoạt theo mùa vụ và đặc thù của từng vùng. Không nên tổ chức các lớp vào những thời gian người lao động bận rộn với mùa vụ. Như vậy số lượng học viên tham gia cũng sẽ ít đi.
Ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Khoa học – công nghệ không chỉ cải tiến công cụ lao động, tạo ra những đối tượng lao động mới theo hướng thân thiện và bền vững với môi trường mà còn thúc đẩy sự phát triển của phương tiện sản xuất, nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động ở nông thôn.
Nếu áp dụng những thành tựu khoa học- công nghệ vào chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ tạo động lực quan trọng để người lao động tích cực tìm tòi, sáng tạo để tạo ra những sản phẩm có kết quả cao hơn. Ngoài ra, việc ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ sẽ giúp người lao động nông thôn làm việc có hiệu quả, tạo thêm sự thích thú khi làm việc.
Những thành tựu khoa học công nghệ đã giúp vật nuôi, nông sản và các sản phẩm nông lâm nghiệp của nước ta hội nhập được với thế giới. Từ đó, nước ta dần trở thành nước có nền kinh tế phát triển hơn. Nếu người lao động nông thôn cũng biết ứng dụng những thành tựu này vào trong sản xuất thì chắc chắn chất lượng của các nông sản Việt Nam sẽ ngày càng cao hơn nữa.
Mở rộng những mô hình đào tạo nghề có hiệu quả
Những mô hình đào tạo nghề đã và đang mang lại hiệu quả cao cần được nhân rộng hơn nữa. Nhờ có những mô hình này, người lao động mới có thêm niềm tin và động lực để học hỏi và tham gia các lớp đào tạo nghề. Mô hình nào phù hợp với địa phương nào thì hãy áp dụng vào địa phương đó. Tránh áp dụng cứng nhắc không phù hợp vớ những địa phương khác.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tuy đã mang lại nhiều kết quả tốt nhưng vẫn cần chú ý và được chú trọng hơn. Tất cả các ban ngành cùng nhau kết hợp và phối hợp với nhau để đào tạo nghề cho lao động nông thôn có được những kết quả tốt đẹp hơn. Hy vọng trong tương lai chương trình này sẽ giúp lao động nông thôn ở nước ta đạt trình độ ngày càng cao, giúp kinh tế có bước nhảy vọt.