Tai nạn lao động trong xây dựng

Tai nạn lao động trong xây dựng hiện đang là vấn đề nóng được dư luận quan tâm. Có nhiều vụ tai nạn đã xảy ra gây thiệt hại về người và của.Đây là điều mà không ai mong muốn nhưng lại đang có xu hướng tăng cao. Các cơ quan, doanh nghiệp cũng như người lao động cần chú ý để đề cao tinh thần bảo hộ trong lao động để giảm thiểu các tai nạn không đáng có. Tai nạn lao động trong xây dựng là gì và tại sao nó lại được quan tâm như vậy? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau.

Tai nạn lao động trong xây dựng là gì?

Tai nạn lao động nói chung nghĩa là những tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụ liên quan đến công việc. Tai nạn lao động có thể gây tổn thương cho bất cứ bộ phận hoặc cơ quan nào của người lao động. Nếu có tai nạn lao động thì người lao động sẽ là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Tai nạn lao động trong xây dựng được định nghĩa hẹp hơn. Nó có nghĩa là những tai nạn lao động xảy ra trong quá trình xây dựng, thi công hay thiết kế một công trình. Trong số các tai nạn lao động thì tai nạn lao động trong xây dựng là loại hay gặp nhất, có tỉ lệ cao nhất cũng như khiến nhiều người thiệt mạng nhất. Mỗi khi nhắc đến tai nạn lao động trong xây dựng người ta sẽ thường lo lắng sẽ có nhiều người tử vong. Vì thông thường, các vụ tai nạn lao động trong xây dựng thường nặng nề, do người lao động không bảo hộ kỹ càng hoặc công trình xây dựng có vấn đề.
Đã có rất nhiều vụ tai nạn lao động trong xây dựng được ghi nhận. Hằng năm, con số về vụ tai nạn này ngày càng tăng. Lý do một phần là do số lượng các công trình ngày càng lớn, phần lớn vẫn là do vấn đề an toàn lao động lại không được quan tâm. Mặc dù, nhà nước đã ban hành nhiều quy định về vấn đề này.

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động trong xây dựng

Các công trình xây dựng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ và rủi ro dẫn đến các tai nạn lao động trong xây dựng. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến điều này. Nếu biết được các nguyên nhân gây tai nạn lao động trong xây dựng nhiều doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có thể giảm bớt được số vụ tai nạn không đáng có. Một số nguyên nhân phổ biến gây tai nạn lao động trong xây dựng phải kể đến là:
  • Sụp đổ kết cấu một phần hay toàn bộ công trình. Nguyên nhân này thường gây ra các vụ tai nạn lao động trong xây dựng lớn khiến nhiều người tử vong.

  • Ngã từ trên cao xuống. Phần lớn những người lao động ngã từ trên cao xuống trong quá trình xây dựng công trình thường là do bất cẩn hoặc gặp phải sự cố bất ngờ. Một số trường hợp ngã từ các công trình cao tầng sẽ tử vong tại chỗ. Ngã từ những công trình có độ cao thấp thì cũng có thể bị thương khá nặng.
  • Vật liệu, dụng cụ trên cao rơi vào người. Có rất nhiều vụ tai nạn lao động trong xây dựng đã xảy ra do nguyên nhân này. Đây là điều khó có thể tránh được. Vì nếu xây dựng các công trình trên cao thì vật liệu và dụng cụ cũng phải được đưa lên cao.
  • Đi lại, di chuyển vấp ngã, sa vào các hố hoặc ổ gà, dẫm phải đinh,…Nguyên nhân này có thể dẫn đến các vụ tai nạn lao động trong xây dựng bị thương nhẹ. Những trường hợp này có thể là do vô ý dẫm phải hoặc đi không để ý nên vấp ngã.
  • Bị bỏng do nhiệt hoặc do chất hoá học khi làm các công trình liên quan đến các chất này.
  • Tai nạn do điện giật
  • Tai nạn do máy móc xây dựng gây ra.
  • Do giàn giáo gãy, đổ
  • Không thực hiện đúng các quy định về bảo hộ lao động.
  • Do chiếu sáng không đầy đủ
  • Một số trường hợp tai nạn lao động trong xây dựng là do thiếu sót về thiết kế, kiến trúc, kết cấu dẫn đến quá trình xây dựng gặp phải các sự cố.

Những biện pháp phòng tránh tai nạn lao động trong xây dựng

Để phòng tránh các tai nạn lao động trong xây dựng chúng ta cần lên kế hoạch cụ thể và chủ động thực hiện cho đúng những  quy định về an toàn lao động. Có như vậy, các vụ tai nạn lao động trong xây dựng mới được giảm thiểu và mạng sống của người lao động mới có thể được bảo đảm. Để làm được điều này chúng ta cần:

Điều khiển máy móc và hoạt động trong vùng an toàn

Đây là một trong những biện pháp hàng đầu giúp các tai nạn lao động trong xây dựng không xảy ra. Việc làm việc và hoạt động trong vùng an toàn sẽ đảm bảo cho cơ thể tránh được các tác động có hại. Khi làm việc các bạn cần chú ý
  • Không cẩu vật dụng quá tải làm cho cần trục, xe nâng bị lật ngã.
  • Không đặt xe, máy móc tại các vị trí có độ cao hoặc độ dốc lớn, tránh việc máy móc và xe di chuyển.
  • Khi hạ các vật dụng và vậy liệu nên phanh từ từ, không phanh hoặc dừng đổ đột ngột.
  • Không để xe cộ, cần cẩu, ròng rọc cũng như các máy móc khác làm việc khi có gió to hoặc mưa lớn, thời tiết khắc nghiệt. Vì như vậy có thể làm giảm tầm nhìn của người điều khiển gây nên các tai nạn không đáng có. Chỉ nên tuỳ thuộc vào sức chịu đựng của các thiết bị để hoạt động sao cho phù hợp.
  • Điều khiển xe nâng, cần cẩu, ròng rọc nên chú ý địa hình để tránh đổ, lật.

Xem thêm>>>

Thực hiện tốt việc quản lý máy móc

Thực hiện tốt việc quản lý máy móc không chỉ giúp máy móc hoạt động hiệu quả mà còn làm giảm các tai nạn lao động trong xây dựng. Vì vậy các bạn nên:
  • Thường xuyên kiểm tra, báo cáo, bảo dưỡng máy móc, kịp thời sửa chữa các thiết bị hư hỏng. Nên lập thời gian biểu để kiểm tra máy móc định kỳ.
  • Trang bị đầy đủ các thiết bị chất lượng, đảm bảo an toàn khi vận hành và làm việc. Ở các công trình lớn có mức độ nguy hiểm cao thì mày móc nên có chế độ cảnh báo nguy hiểm hoặc quá tải để người lao động có thể điều chỉnh quá trình vận chuyển vật liệu, dụng cụ sao cho an toàn.

Tuân thủ các nguyên tắc về sử dụng máy móc, thiết bị

  • Sử dụng các máy móc, thiết bị đúng như hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn lao động.
  • Hướng dẫn chi tiết cho công nhân và người lao động các vận hành máy móc, thiết bị. Trong trường hợp có người không biết sử dụng mà vẫn cố tình khởi động hoặc vận hành máy móc thì nên có chế độ xử phạt nghiêm minh, tránh tình trạng này tái diễn.
  • Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ an toàn lao động khi làm việc.
  • Thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện công tác an toàn lao động cho các công nhân xây dựng để học có được các hiểu biết chắc chắn hơn về vấn đề này.

Lắp đặt các vật dụng che chắn xung quanh các công trình

Đây là một biện pháp thường thấy nhất trong việc phòng tránh các tai nạn lao động trong xây dựng. Vì có vật dụng che chắn thì sẽ giảm thiểu việc bị các vật liệu thi công rơi trúng người lao động hoặc người đi đường.
Nên sử dụng hàng rào tôn, lưới thép, hoặc hàng rào gai ngăn cách và bao xung quang từng khi vực thi công. Hạn chế những người không có phận sự ra vào khu vực đang thi công công trình.

Cảnh giác với các tai nạn điện trong xây dựng

Tai nạn điện trong xây dựng không chỉ gây thiệt hại về của mà còn gây thiệt hại lớn về người. Đây là tai nạn lao động trong xây dựng có thể phòng tránh được. Các bạn cần chú ý một số điểm sau:
  • Thường xuyên kiểm tra đường dây diện cùng khu vực cung cấp điện cho công trình. Nếu dây điện ở công trình hoặc máy móc bị thủng, hở thì phải xử trí ngay.
  • Các công tắc, cầu dao điện nên được đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, vừa tầm tay với của người lớn.
  • Trong quá trình thi công nếu thiết bị điện hỏng nên cắt toàn bộ hệ thống rồi tiến hành sửa chữa. Vì thông thường các công trình xây dựng sẽ chứa nhiều vật liệu dẫn điện, truyền điện như sắt, thép, dễ gây cháy nổ.

Một số vụ tai nạn lao động trong xây dựng gây xôn xao dư luận

Tai nạn lao động trong xây dựng do máy móc hỏng

Đầu tháng 12 năm vừa rồi, một nam công nhân đã tử vong sau khi ngã từ tầng cao của một công trình đang thi công ở phường Thạch Thang, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Tai nạn lao động này đã khiến một người lao động tử vong. Nguyên nhân xảy ra tai nạn này là do trong khi sử dụng thang máy để vận chuyển vật liệu xuống dưới thì thang máy xảy ra sự cố khiến người lao động này bị rơi tự do xuống dưới và tử vong ngay tại chỗ.

Việc kiểm tra và sửa chữa các thiết bí ử dụng trong quá trình lao động phải được thực hiện đầy đủ thì các tai nạn lao động trong xây dựng như thế này mới không xảy ra.

Tai nạn lao động trong xây dựng do rơi vật liệu

Hai người đã bị thương và một người tử vong khi bị tai nạn bất ngờ tại một công trình đang xây dựng ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Trong lúc dọn dẹp phía dưới công trình, ba người này đã bị một bó sắt đang được cẩu lên thì rơi ra một thanh dài gần 4m, đâm vào. Mặc dù đã được lực lượng chức năng cấp cứu kịp thời nhưng một trong ba người đã tử vong khi đang trên đường đến bệnh viện.

Cũng là tai nạn lao động trong xây dựng do rơi vật liệu thì sự việc đáng tiếc xảy ra tại quận Hà Đông, Hà Nội đã cướp đi tính mạng của một người đi đường. Theo như thông tin thì khi đang di chuyển trên đường Trần Phú, Hà Đông, người này đã bị một thanh sắt từ công trình đường sắt trên cao rơi xuống và tử vong tại chỗ. Một điều đáng buồn là cả hai vụ tai nạn lao động trong xây dựng này đều xảy ra tại các công trình không được che chắn cẩn thận.

Tai nạn lao động trong xây dựng chắc chắn sẽ là nổi ám ảnh của nhiều người. Các lực lượng chức năng cùng cơ quan có thẩm quyền nên có chế độ xử phạt thật thích đáng cho những cá nhân, doanh nghiệp thực hiện không đúng các biện pháp bảo hộ cho người lao động. Người lao động cũng nên có hiểu biết và cố gắng thực hiện đúng các vấn đề về an toàn lao động để bảo vệ cho chính bản thân mình.