Bức tranh toàn cảnh về năng suất lao động của Việt Nam hiện nay

Để đánh giá sự phát triển của một quốc gia, yếu tố về năng suất lao động là một trong nhưng tiêu chí hàng đầu để phân tích, so sánh. Có thể khẳng định chính năng suất lao động là tiền đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng lao động trong quá trình sản xuất.

Vậy năng suất lao động của Việt Nam hiện nay như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người có cái nhìn khách quan nhất về thực trạng năng suất lao động trong giai đoạn hiện nay. Căn cứ vào yếu tố đó có thể đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng suất lao động. Hãy cùng khám phá bài viết dưới đây của chúng tôi nhé! 

Năng suất lao động là gì?

“Năng suất lao động” là thuật ngữ được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, là thước đó giá trị nhằm đánh giá chất lượng công việc thực hiện. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, trong cuốn “Đo lường năng suất, đo lường tốc độ tăng năng suất tổng thể và năng suất ngành”, năng suất lao động được hiểu là tỷ lệ giữa đầu ra và đầu vào của ng. Hay năng suất lao động là số lượng sản phẩm (GDP) (đầu ra) được tạo ra trên một đơn vị người lao động làm việc (hoặc trên mỗi giờ lao động) (đầu vào). 

Công thức tính năng suất lao động:

Năng suất lao động = Tổng GDP/ Tổng số lao động

Các yếu tố tác động đến năng suất lao động

Năng suất lao động là thước đo chính xác và khách quan nhất trong quá trình sản xuất tạo ra của cải sản phẩm. Dưới tác động chung của thế giới và đời sống xã hội, năng suất lao động bị chi phối bởi những yếu tố dưới đây:

Nguồn lao động

Đây là yếu tố đầu tiên và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động. Người lao động là lực lượng tạo ra của cải vật chất trong xã hội. Đây là nguồn lực quyết định không nhỏ chất lượng, sản lượng đầu ra của bất kỳ lĩnh vực nào. Nếu không có người lao động, mọi yếu tố khác đều là vô nghĩa bởi máy móc không thể thay thế cho đầu óc của con người.

Nếu nguồn lao động dồi dào, chất lượng tốt giúp tăng năng suất lao động. Ngược lại, số lượng lao động giảm, lạc hậu, chậm chạp, tạo ra chất lượng sản phẩm thấp sẽ làm cho năng suất lao động giảm xuống. 

Các yếu tố chi phối đến việc gia tăng năng suất lao động
Các yếu tố chi phối đến việc gia tăng năng suất lao động

Trình độ khoa học – kỹ thuật

Khoa học kỹ thuật là yếu tố tiên quyết đối với năng suất lao động. Thực tế đã chứng minh, sự phát triển của khoa học kỹ thuật gắn liền với sự phát triển của kinh tế. Quốc gia nào được trang bị khoa học, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại chắc chắn là có năng suất lao động cao.

Trong khi đó, các quốc gia sử dụng máy móc cũ kỹ, không trang bị cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học hiện đại vào sản xuất năng suất lao động không thể cao. Vì vậy, sự phát triển về khoa học – kỹ thuật là yếu tố quan trọng để tạo nên sự phát triển toàn diện.

Bài viết khác:

Các yếu tố về quản lý

Yếu tố quản lý ở đây bao gồm việc phân công lao động, các chính sách tiền lương, thưởng, phúc lợi xã hội, thái độ của lãnh đạo, môi trường làm việc,…Mặc dù không tác động trực tiếp đến chất lượng đầu ra nhưng lại có mối liên kết bền vững. Bởi lẽ đây là yếu tố khách quan ảnh hưởng đến thái độ làm việc của người lao động.

Nếu người lao động có môi trường làm việc an toàn, chế độ đãi ngộ hợp lý, đời sống vật chất và tinh thần được đảm bảo họ sẽ trở nên hăng say với công việc. Người lao động hăng say, tích cực với công việc thúc đẩy quá trình gia tăng năng suất lao động.

Thực trạng năng suất lao động của Việt Nam hiện nay

Trong giai đoạn hiện nay, có thể thấy được sự tăng trưởng năng suất lao động nước ta một cách tích cực. Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư, năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 có sự tăng trưởng so với giai đoạn trước.

Tốc độ gia tăng năng suất lao động trung bình của Việt Nam trong giai đoạn tăng 5,8 %/ năm, tăng lên so với giai đoạn 2011 – 2015 là 1,3% Chỉ số này cao hơn so với các quốc gia trong khu vực ASEAN như: Thái Lan (3,17%/năm), Singapore (1,37%/năm), Philippines (4,33%/năm). Năm 2019, năng suất lao động Việt Nam theo giá hiện hành đạt 110,5 triệu đồng/ lao động, tương đương 4.792 USD/ lao động. 

Thông số biểu thị năng suất lao động của nước ta qua từng thời kỳ
Thông số biểu thị năng suất lao động của nước ta qua từng thời kỳ

Về cơ cấu, năng suất lao động khu vực nông, hải sản đạt 44,7 triệu đồng/ lao động, khu vực công nghiệp – xây dựng đạt 126,5 triệu đồng và khu vực dịch vụ đạt 129,8 triệu đồng/ lao động. Có thể thấy, năng suất lao động theo cơ cấu có sự chuyển dịch tích cực, tăng trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp.

Mặc dù có sự thay đổi tích cực về năng suất lao động, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Sự chênh lệch về năng suất lao động được phản ánh rất rõ. Năng suất lao động của Việt Nam trên thực tế chỉ bằng 7,6% của Singapore; 19,5% của malaysia; 37,9% của Thái Lan; 45,6% của Indonesia,…

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng tại Việt Nam

Thực trạng về năng suất lao động của Việt Nam được phân tích cụ thể ở nhiều khía cạnh. Mặc dù có dấu hiệu tích cực nhưng năng suất lao động ở các ngành chưa có sự phát triển toàn diện. Để lý giải cho những vấn đề này, chúng tôi dựa trên 3 yếu tố dưới đây:

Chất lượng nguồn lao động

Trên thực tế, trong những năm quá, chất lượng lao động của Việt Nam tăng lên đáng kể. Lượng lao động chất lượng cao tăng lên đáng kể cùng với đó một số lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề được lao động tích cực tham gia. Lao động không chỉ được bồi dưỡng về nhận thức mà còn trực tiếp thực hành các sản phẩm mới. Vì vậy, người lao động tiếp cận nhanh nhạy hơn với công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học tốt hơn, từ đó tạo ra sản phẩm chất lượng tốt và giúp tăng năng suất lao động.

Tăng năng suất lao động là bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế
Tăng năng suất lao động là bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế

Ứng dụng khoa học kỹ thuật

Việc áp dụng được những thành tựu về khoa học góp phần không nhỏ trong tăng năng suất lao động. Việc sử dụng máy móc hiện đại giúp hiệu quả lao động tốt hơn, năng suất từ đó mà tăng. Tuy nhiên, máy móc – kỹ thuật ở nước ta còn hạn chế, lạc hậu nên năng suất này vẫn chưa cao. Một số thiết bị đưa vào vận hạnh chưa phát huy được chức năng vốn có trong quá trình sản xuất.

Quy mô nền kinh tế

Việt Nam được nhận định là một nước đang phát triển với nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên quy mô nền kinh tế còn hạn chế, chưa bắt kịp với xu hướng phát triển trên thế giới. Do chiến tranh tàn phá nên nước ta có xuất phát điểm chậm hơn so với các nước trong châu lục và trên toàn thế giới. Chính những yếu tố khách quan này ảnh hưởng đến năng suất lao động của nước ta.

Một số giải pháp nâng cao năng suất lao động

Việc nâng cao năng suất lao động là vấn đề sống còn đối với mỗi quốc gia. Từ việc phân tích các vấn đề ảnh hưởng đến tốc độ tăng năng suất lao động, chúng tôi đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:

  • Hội nhập quốc tế: Tích cực, chủ động hội nhập, khai thác tối đa hiệu quả trong các mối quan hệ với các quốc gia trên thế giới. Sự liên kết với các quốc gia khác sẽ là tiền đề mở rộng thị trường.
  • Đầu tư cho khoa học công nghệ: Phải nhận thức rằng, đây là yếu tố tiên quyết với năng suất lao động. Đầu tư cho khoa học công nghệ hiện đại là khoản đầu tư luôn mang lại lợi nhuận cao. 
  • Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Bên cạnh khoa học công nghệ, cần quan tâm đến yếu tố con người. Chất lượng lao động tăng lên, năng suất lao động sẽ tăng.

Bài viết đã giúp mọi người có cái nhìn khách quan về năng suất lao động của Việt Nam hiện nay. Việc thúc đẩy năng suất lao động là yếu cầu cấp bách đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng, mỗi quốc gia nói chung. Năng suất lao động là yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Vì vậy mỗi quốc gia cần thúc đẩy các yếu tố nhằm tăng năng suất lao động để tạo hiệu quả trong phát triển kinh tế.