Hàng năm số vụ tai nạn lao động vẫn diễn ra với số lượng nhiều, mức độ nghiêm trọng cao gây nguy hiểm đến an toàn tính mạng người lao động cũng như thiệt hại về kinh tế của xã hội. Trong quá trình lao động tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn mà người lao động cần nắm được một cách đầy đủ để có những biện pháp phòng tránh. Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động thường gặp và các biện pháp phòng ngừa:
Mục lục
Tai nạn lao động là gì?
Tai nạn lao động là những tai nạn xảy ra trong quá trình lao động gây tổn thương bất cứ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc thậm chí gây ra tử vong dưới tác động đột ngột của yếu tố bên ngoài dưới dạng cơ, lý, hóa và sinh học. Tai nạn lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Chúng ta cần phân biệt tai nạn lao động với bệnh nghề nghiệp. Điểm chung của của hai khái niệm này đều là tác động xấu đến sức khỏe con người, có khả năng gây tử vong. Nhưng tai nạn lao động có yếu tố đột ngột, bất ngờ, không lường trước được. Bệnh nghề nghiệp là bện do yếu tố môi trường độc hại, phát sinh quá trình lao động làm suy giảm sức khỏe.
Những nguyên nhân dẫn tới tai nạn lao động
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn động. Có thể tạm chia thành ba nhóm lớn đó là nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân đến từ môi trường làm việc:
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan dẫn đến tai nạn lao động là những nguyên nhân do yếu tố bên ngoài mà con người không quyết định được. Những nguyên nhân này con người có thể không nhìn thấy, không biết trước, người lao động không lường trước được. Nguyên nhân này thường chiếm tỉ lệ rất nhỏ khoảng 3%. Thường là do các yếu tố thiết bị đã sử dụng lâu ngày không được bảo dưỡng thường xuyên dẫn đến hư hỏng hoặc quá hạn sử dụng. Điều cần thiết là ban quản lí, chủ sử dụng lao động cần yêu cầu bộ phận cơ sở vật chất kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị.
Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số trong các nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động lên tới 73%. Những nguyên nhân này bắt nguồn từ sự coi nhẹ, làm việc qua loa, sơ xài. Vốn có thể khắc phục những nguyên nhân chủ quan này để không xảy ra những sự việc đáng tiếc. Có thể kể đến như:
- Người lao động không đeo khẩu trang, không mặc đồ bảo hộ lao động.
- Sử dụng bật lửa thuốc lá hoặc chất dễ tạo ra bén lửa trong quá trình làm việc.
- Máy móc không được hoàn chỉnh, thiết bị có sự hư hỏng trong quá trình hoạt động lâu dài mà không được sửa chữa kịp thời, mất đi sự an toàn lao động do làm việc quá tính năng. Không có các thiết bị cảnh báo, thiếu ánh sáng…
- Thiết kế rào chắn bao xung quanh nơi làm việc. Môi trường lao động sẽ có các khu vực nguy hiểm cho người lao động cũng như người dân xung quanh cần được rào chắn và đặt biển cảnh báo.
- Do thiết bị điện gặp trục trặc, hở điện. Do nhiều yếu tố như môi trường ẩm thấp, các động vật gặm nhấm dễ khiến đường dây điện bị hở. Điện nhiễm ra khu vực lao động gây nguy hiểm cho con người.
- Do thiếu ánh sáng khiến tầm nhìn bị hạn chế hoặc khiến người lao động mệt mỏi dẫn đến phản xạ chậm chạp gây thương tổn về thị giác hoặc gây ra các tai nạn lao động khác.
Môi trường làm việc
Môi trường làm việc có ảnh hưởng lớn tới an toàn lao động. Ví dụ như ở các môi trường khói bụi, môi trường đặc thù như nhân viên bán xăng thường xuyên tiếp xúc với chì có trong xăng gây tổn hại đến sức khỏe. Hoặc do địa hình, khí hậu, thời tiết, điển hình là các vụ sập hầm, sập mỏ trong khai thác khoáng sản. Chủ sử dụng lao động cần nghiên cứu đầy đủ các yếu tố để hạn chế tối đa tai nạn lao động.
Tình hình tai nạn lao động hiện nay
Tình trạng tai nạn lao động ở nước ta đang ở ngưỡng cao so với các nước trong khu vực. Theo thống kê của Bộ Lao động thương binh và Xã Hội nước ta 6 tháng đầu năm 2020 thì trên cả nước có 3349 vụ tai nạn lao động làm 3450 người bị nạn. Cùng điểm qua số liệu về tình hình tai nạn lao động của nước ta:
- Khu vực có hợp đồng lao động xảy ra 256 vụ tai nạn chết người khiến 274 người chết còn tại khu vực không có hợp đồng lao động có 104 vụ làm 104 người chết.
- Có 806 người bị thương nặng.
- Lao động nữ bị tai nạn lao động là 1151 người.
- Nhũng địa phương có số vụ tai nạn lao động với người lao động có hợp đồng nhiều nhất là thành phố HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương. Còn với những người không có hợp đồng lao động, tai nạn xảy ra nhiều ở cách ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dưng, nông nghiệp, cơ khí, kinh doanh dịch vụ. Thường xảy ra ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Quảng Nam, Điện Biên, Lạng Sơn có số người chết nhiều nhất.
- Lĩnh vực xảy ra nhiều vụ tai nạn chết người nhất theo thống kê là xây dựng chiếm 23,24% số vụ và 28,21% số người chết; dịch vụ chiếm 12,35% số vụ và 13,64% số người chết; khai thác mỏ, khai khoáng chiếm 10,08% số vụ và 10,2% số người chết; sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 9,22% số vụ và 8,93% số người chết; lĩnh vực cơ khí, luyện kim chiếm 8,11% số vụ và 8,26% số người chết.
- Yếu tố chấn thương dẫn đến tai nạn lao động chủ yếu là ngã từ trên cao, rơi chiếm 23,81% tổng số vụ và 25,63% số người chết; tai nạn giao thông 19,25 tổng số vụ và 14,41% số người chết; đổ sập 15,71% tổng số vụ và 20,2% số người chết; máy thiết bị cán kẹp cuốn chiếm 13,07% tổng số vụ và 12,17% số người chết, điện giật chiếm 12,7% tổng số vụ và 12,12% tổng số người chết.
Xem thêm>>>
Một số vụ tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng 6 tháng đầu năm 2020
Có nhiều vụ tai nạn lao động đã xảy ra để lại hậu quả nặng nề cả về tính mạng con người lẫn kinh tế. Nó gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng mất an toàn lao động hiện nay đặc biệt nghiêm trọng. Có thể kể đến như:
- Cuối tháng 2/2020 xảy ra vụ sập cẩu tháo ở công trình xây dựng trong khu công nghiệp Bàu Bàng, xã Lai Uyên huyện Bàu Bàng khiến 3 người tử vong và hai người khác bị thương nặng.
- Ngày 14/5/2020 tại công trình xây dựng của công ty cổ phần AV Healthcare ở khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh An Giang làm 10 công nhân chết, 14 người bị thương của công ty TNHH Hải Nga.
- Vụ tai nạn lao động xảy ra ngày 25/5/2020 tại thủy điện Plei Kần xã Đak Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum làm 3 người tử vong và 3 người bị thương tại công ty cổ phần Tấn Phát.
- Vụ 10/6/2020 tại nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Kiều Thi thuộc công ty TNHH MTV Kiều Thi Junma xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc làm 3 người chết, 10 người bị thương.
5 biện pháp an toàn nhằm giảm thiểu tai nạn lao động
Các biện pháp an toàn cần được đưa lên hàng đầu trong việc sử dụng lao động nhằm giảm tối thiểu các vụ tai nạn xảy ra cũng như hạn chế về sự thương tổn đối với sức khỏe con người. Dưới đây là 5 biện pháp an toàn mà người sử dụng lao động cũng như người lao động cần tuân thủ để bảo vệ cho tính mạng con người:
Thực hiện tốt quản lý cơ sở vật chất
- Để hạn chế tai nạn lao động, chủ đầu tư cũng như ban quản lý cần kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên các loại máy móc, trang thiết bị tại cơ sở. Kịp thời sửa chữa nhưng máy móc bị hư hỏng để đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình làm việc.
- Các loại máy móc cần được dán đầy đủ hướng dẫn sử dụng, cảnh báo nguy hiểm, giới hạn chịu trọng lượng để người lao động nắm rõ khi vận hành. Trang bị đầy đủ máy móc chất lượng phục vụ cho công việc.
Tuân thủ nguyên tắc vận hành của máy móc
- Đào tạo chuyên môn, cung cấp đầy đủ các kĩ năng vận hành máy móc cho người lao động trước khi sử dụng. Tránh trường hợp người lao động chưa biết sử dụng mà vẫn cố khởi động dẫn đến những tai nạn bất ngờ.
- Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động.
- Tổ chức các buổi huấn luyện, tập luyện nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cũng như xử trí nhanh các tình huống nhằm giảm bớt các hậu quả nghiêm trọng xảy ra.
Điều khiển máy móc an toàn
- Không điều khiển máy móc làm việc quá trọng tải cho phép.
- Không chở quá trọng tải.
- Hoạt động máy móc dựa theo môi trường lao động, tùy thuộc vào sức chịu đựng của máy móc.
- Chú ý địa hình di chuyển, cần khắc phục các địa hình dốc cao có nguy cơ lật ngã.
Lắp đặt hàng rào che chắn cho nơi làm việc
- Sử dụng lưới bảo hộ, hàng rào che chắn ở những địa điểm diễn ra việc thi công công trình.
- Có các biển cảnh báo, biển phát quang để người dân biết để tránh.
- Có người điều tiết, hướng dẫn khi thực hiện công việc có ảnh hưởng đến an toàn lao động để cảnh báo kịp thời cho người xung quanh biết và nắm rõ tình hình.
Cảnh giác, phòng ngừa những tai nạn về điện
Những tai nạn lao động có liên quan đến điện chiếm tỷ lệ rất cao vì vậy rất cần thiết việc kiểm tra an toàn lưới điện tại nơi làm việc thưởng xuyên. Chủ đầu tư và người lao động cần lưu ý:
- Đường dây điện, các thiết bị máy móc sử dụng điện nếu bị hở, dò đường điện cần được xử lí, thay thế ngay.
- Các công tắc, cầu dao điện phải đặt ở nơi dễ thấy, vừa tầm tay với và phải khô thoáng để khi có sự cố xảy ra con người có thế kịp thời ngắt hết các thiết bị.
- Khi tiến hành sữa chữa cần ngắt cầu dao, nguồn điện tổng để đảm bảo an toàn. Nơi làm việc thường có nhiều thiết bị, vật dụng dẫn điện sẽ gây nguy hiểm nếu không ngắt nguồn.
Ngoài ra người sử dụng lao động cần lên kế hoạch sản xuất, kinh doanh và các biện pháo an toàn lao động, vệ sinh lao động hằng nằm. Cần đưa người lao động đi khám định kì tại các cơ sở y tế hằng năm và có chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Người lao động là nhất tố quan trọng nhất để sản xuất ra của cải, tạo nên giá trị của các doanh nghiệp. Vì vậy việc đảm bảo an toàn lao động cho người lao động là rất cần thiết. Người sử dụng cũng như người lao động cần nắm rõ các nguyên nhân gây tai nạn lao động để đề ra các biện pháp phòng ngữa thích hợp.