Phân loại tai nạn lao động và hướng dẫn cách xử lý

Hiện nay có rất nhiều tai nạn lao động đã xảy ra. Điều này không chỉ gây thiệt hại đến tài sản mà còn gây chết người. Tai nạn lao động xảy  ra có thể do mọi người khi làm việc không sử dụng các phương tiện bảo hộ kỹ càng. Pháp luật nước ta hiện nay phân thành nhiều loại tai nạn khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ và tính chất của tai nạn lao động. Vậy tai nạn lao động là gì, cách phân loại tai nạn lao động được quy định như thế nào sẽ được đề cập kỹ càng trong bài viết dưới đây.

Tai nạn lao động được định nghĩa như thế nào?

Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình làm việc, lao động. Ngoài ra, nếu đang nghỉ ngơi, ăn trưa giữa giờ làm việc mà xảy ra tai nạn thì cũng được gọi là tai nạn lao động. Tai nạn lao động có thể gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể, thậm chí gây tử vong cho người lao động. Thông thường, tai nạn lao động sẽ gây thiệt hại cả về người và của. Có những tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người tử vong, tạo nên nhiều mất mát cho các gia đình.

Dựa vào mức độ, hậu quả của các vụ tai nạn lao động, người ta phân các vụ tai nạn lao động thành những loại khác nhau. Phân loại tai nạn lao động sẽ là căm cứ để xác định trách nhiệm của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đối với từng tai nạn lao động khác nhau. Sau mỗi vụ tai nạn lao động thì đây là điều cần thiết nhất. Bởi lẽ, có phân loại tai nạn lao động rõ ràng thì doanh nghiệp mới có cách đền bù, xử lí thoả đáng đối với người lao động.

Cách phân loại tai nạn lao động

Dựa theo hướng dẫn về Luật an toàn, vệ sinh lao động do Thủ tướng chính phủ đã ban hành thì tai nạn lao động được phân thành ba loại tuỳ thuộc vào mức độ và thiệt hại về người của từng tai nạn lao động. Ba loại tai nạn lao động gồm:

Tai nạn lao động làm chết người lao động hay còn gọi là tai nạn lao động chết người

Đây là phân loại tai nạn lao động có mức độ nặng nề nhất. Tai nạn lao động chết người là tai nạn lao động có người tử vong dù ít hay nhiều người. Người lao động bị chết thuộc một trong số các trường hợp sau đây:

  • Chết ngay ở nơi xảy ra tai nạn hoặc chết trong tai nạn.

  • Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong khi cấp cứu
  • Chết trong thời gian điều trị hoặc chết sau khi điều trị mà được kết luận là do vết thương khi xảy ra tai nạn. Những trường hợp này thì thường do bị thương nặng khi tai nạn xảy ra và bệnh nặng quá không thể cứu chữa được.
  • Người lao động được tuyên bố là đã chết theo kết luận của Toà án sau một thời gian mất tích.

Tai nạn lao động khiến người lao động bị thương nặng hay còn gọi là tai nạn lao động nặng

Tai nạn làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương sau đây sẽ được xếp vào tai nạn lao động nặng:

  • Phần đầu, mặt, cổ gồm những chấn thương như chấn thương sọ não, dập não, máu tụ trong não, vỡ sọ, tổn thương đồng tử, vỡ xương hàm mặt, bị tổn thương đến thanh quản, thực quản.
  • Phần ngực, bụng là các tổn thương tác hại đến trung thất bên trong, hội chứng trung thất, xẹp lồng ngực hoặc lồng ngực bị ép nặng nề, gãy xương sườn, tổn thương phần mềm rộng ở bụng, tổn thương phần bụng gây tổn hại đến các cơ quan bên trong, thủng, vỡ tạng, tổn thương cột sống, tổn thương xương chậu, tổn thương bộ phận sinh dục.
  • Phần chi trên có các tổn thương xương, thần kinh, mạch mâu làm ảnh hưởng đến vận động chi trên, tổn thương phần mềm rộng khắp cả chi trên, tổn thương ở vai, cánh tay, bàn tay ảnh hưởng đến gân, dập gãy các ngón và xương bàn tay, trẹo trật các khớp xương.
  • Phần chi dưới sẽ bao gồm các chấn thương như chấn thương mạch máu, xương, thần kinh làm hạn chế vận động chi dưới, bị thương rộng khắp chi dưới, bị gãy dập khớp xương hông, xương đùi, khớp gối, cẳng chân, bàn chân, ngón chân.
  • Bỏng độ 2, độ 3 và ngộ độc các chất độc có hại cho cơ thể.

Xem thêm>>>

Tai nạn lao động khiến người lao động bị thương nhẹ hay còn gọi là tai nạn lao động nhẹ

Đây là tai nạn lao động được xếp vào phân loại tai nạn lao động nhẹ nhất. Người lao động chỉ bị thương ở một số bộ phận không quan trọng hoặc chỉ bị thương ngoài da không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Những tai nạn lao động không thuộc tai nạn chết người và tai nạn lao động nặng cũng sẽ được xếp vào tai nạn lao động nhẹ. Thường những tai nạn lao động nhẹ, người lao động vẫn có thể làm việc, sinh hoạt bình thường.

Thời gian và cách khai báo tai nạn lao động

Sau khi phân loại tai nạn lao động, người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn phải khai báo với các cơ quan có thẩm quyền. Phục thuộc vào mức độ và hoàn cảnh xảy ra tai nạn mà có thể khai báo cho các cơ quan theo đúng pháp luật.

Nếu tai nạn lao động có hai người chết trở lên

Khai báo trực tiếp với các cơ quan chức năng. Cách khai báo này sẽ được diễn ra cách nhanh chóng nhất. Người sử dụng có thể trực tiếp đến Sở lao động thương binh xã hội của tỉnh hoặc gọi điện, fax, công điện hoặc thư điện tử. Trong trường hợp tai nạn lao đông có người chết thì phải thông báo cho cơ quan Công an, xe cứu thương.

Nếu tai nạn lao động có hai người chết trở lên trong các lĩnh vực đặc biệt

Một số tai nạn lao động thuộc các lĩnh vực đặc biệt như phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân,… thì ngoài việc khai báo như bên trên cần phải khai báo thêm với bộ quản lý ngành lĩnh vực đó. Việc khai báo này sẽ giúp các cơ quan có hướng giải quyết kịp thời và đúng đắn hơn.

Nếu là tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động nặng 1 người lao động

Trong trường hợp này thì người sử dụng lao động cần phải thành lập ngay đoàn thanh tra, điều tra về lý do cũng như mức độ xảy ra tai nạn rồi có thể báo cáo sau với các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, thời gian báo cáo cũng được giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định.

Các trường hợp khác

Đối với các vụ tai nạn lao động xảy ra tại nơi thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động, nhưng nạn nhân là người lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động khác, thì người sử dụng lao động tại nơi xảy ra tai nạn phải chịu trách nhiệm về vụ tai nạn lao động đó. Đồng thời, mời người sử dụng lao động của người bị tai nạn sang để làm việc cùng.

Đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn. Bên cạnh đó cũng phải thông báo với gia đình nạn nhân.
Những thông tin về tai nạn lao động cùng cách phân loại tai nạn lao động bên trên có lẽ đã giúp bạn có thêm kiến thức về lĩnh vực này. Chắc chắn những thông tin này sẽ giúp ích cho doanh nghiệp của các bạn có thể thực hiện đúng theo pháp luật và tránh được các rủi ro sau này. Hãy hiểu cho đúng để lao động và làm việc cách hiệu quả nhất theo các quy định mà pháp luật nước ta ban hành.