Những thói quen xấu của lao động Việt Nam

Lao động Việt Nam luôn được đánh giá là thông minh, nhanh nhẹn và chăm chỉ làm việc. Điều này đã tạo nên thương hiệu và giúp lao động Việt Nam chiếm được cảm tình của các nước khác. Đây cũng là niềm tự hào của lao động nước ta khi ra nước ngoài làm việc. Bên cạnh đó, vẫn có những lao động Việt Nam bộc lộ nhiều thói quen xấu ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Bài viết này sẽ nêu rõ những thói quen xấu của lao động Việt Nam cần phải thay đổi và loại bỏ.

Những thói quen xấu của lao động Việt Nam

Lao động Việt Nam có rất nhiều thói quen xấu. Nổi bật trong số đó phải kể đến những thói quen xấu sau đây:

Không chịu khó nâng cao trình độ chuyên môn

Đây là thói quen của một bộ phận Lao động Việt Nam. Vạch xuất phát của lao động Việt Nam là trình độ chuyên môn thấp. Nhưng không phải ai cũng nhận ra điều này. Hầu  hết mọi người khi đã có công việc cho mình đều không chịu khó nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân. Bởi lẽ, họ nghĩ đã có công việc trong tay nên không cần phải lo lắng gì.
Các công ty đều có những chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc cho tất cả nhân viên trong công ty. Nhưng phần lớn lao động Việt Nam có đi làm chỉ là nghề nhằm mục đích kiếm tiền ngắn hạn. Họ không coi trọng và quan tâm việc đi làm là phải đầu tư lâu dài và nâng cao chất lượng của bản thân. Những suy nghĩ này, đã vô tình tạo cho họ một thói quen xấu là không chịu học hỏi, không tập trung nâng cao năng suất lao động. Chất lượng công việc vì thế chỉ dậm chân tại chỗ. Kéo theo tiền lương cũng không thể được tăng lên.
>>Xem thêm:

Không có trách nhiệm với thương hiệu của công ty

Thương hiệu và sản phẩm của công ty là thứ để đánh giá năng lực làm  việc của người lao động. Nhưng không phải ai cũng hiểu được điều này. Khi đi làm các lao động Việt Nam thường mang nặng suy nghĩ là làm việc cho ông chủ và lĩnh tiền lương. Họ nghĩ làm như vậy là hết trách nhiệm với công ty. Họ không chu toàn và chăm sóc bản thân công việc.
Điều này thể hiện khi họ chỉ làm hết công việc được giao mà không có ý định giúp đỡ hay cố gắng làm tốt công việc nhất có thể. Một ví dụ điển hình là nhân viên chỉ lo làm việc mà không chịu dọn dẹp, sửa sang lại nơi làm việc. Hoặc một nhân viên kinh doanh chỉ lo kiếm được tiền mà không lo làm sao giúp khách hàng hiểu hơn về sản phẩm. Họ không ý thức được rằng khi công ty thành công thì mức lương và chế độ đãi ngộ của họ mới được nâng lên.

Phí phạm thời gian

Một trong những thói quen xấu của lao động Việt Nam là phí phạm thời gian lao động. Nguyên nhân của tình trạng này là do họ tập trung vào các hoạt động vui chơi, giải trí khác trong thời gian làm việc. Nhân viên văn phòng thường hay sử dụng Facebook, zalo trong giờ làm việc còn các công nhân thì lại thường lơ đãng, không suy nghĩ về công việc. Bên cạnh đó, nhiều nhân viên thường hay nói chuyện phiếm và tụ tập ăn uống trong giờ làm. Từ đó, giờ làm việc thực tế không giống với quy định.
Lao động Việt Nam có thói quen xấu là phí phạm thời gian
Nguyên nhân thứ hai là do họ không nắm vững các kỹ năng và kiến thức quản lý thời gian – một kỹ năng cần thiết khi muốn sử dụng thời gian hợp lý. Nhiều doanh nghiệp đã quản lý giờ làm việc của lao động bằng cách chi tiền cho các giải pháp chấm công như máy chấm công, camera giám sát,… Nhưng những biện pháp này chỉ khiến người lao động chấp hành đúng trong thời gian ngắn. Sau này, họ sẽ tìm giải pháp để chống đối lại những biện pháp này. Lao động Việt Nam có rất nhiều trò để khống chế, ăn cắp thời gian của công ty như đến đúng giờ chấm công rồi đủng đỉnh đi ăn sáng, cà phê, shopping,…. Thời gian lao động thực tế của lao động Việt Nam chỉ đạt trung bình từ 4-5 giờ/ ngày.

Không chịu khó lắng nghe và áp dụng các biện pháp cải tiến

Mặc dù còn nhiều yếu kém trong công việc nhưng lao động Việt Nam thường rất bảo thủ mà không chịu khó lắng nghe và áp dụng các biện pháp cải tiến khi được mọi người khuyên nhủ. Phần lớn là do họ lười suy nghĩ và không quan tâm tới công việc. Họ chỉ cần hoàn thành xông việc của mình còn không quan tâm đến vấn đề khác.
Bên cạnh đó, cái tôi của lao động Việt Nam thường rất cao. Chính vì cái tôi mà lâu dần lao động Việt Nam đã hình thành tính cách bảo thủ. Họ quan niệm những việc họ làm luôn đúng và khi được nhắc nhở thì chỉ làm ngơ. Thậm chí, có một số người còn nghĩ xấu về người khác, nghĩ rằng họ chỉ muốn đưa cái xấu của bản thân ra cho mọi người bàn tán. Những suy nghĩ này sẽ khiến lao động Việt Nam ngày càng kém dần đi.

Kỹ năng làm việc nhóm kém

Trong bất cứ một công ty hay tổ chức  nào kỹ năng làm việc nhóm là rất quan trọng. Vì chúng quyết định chất lượng và năng suất lao động. Và hầu hết các công việc đều yêu cầu phải có kỹ năng làm viện nhóm. Thói quen xấu của lao động Việt Nam đó chính là kỹ năng làm việc nhóm thường kém.

Làm việc nhóm kém thường dẫn tới xung đột, mâu thuẫn, không ra được quyết định và thống nhất chung. Vì những lý do này mà công việc không được hoàn thành, công ty sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, các công ty đều rất quan tâm và chú trọng để tổ chức các chương trình đào tạo, phát triển nhóm cho nhân viên. Tham gia các chương trình này, người lao động sẽ được đào tạo cách toàn diện về kỹ năng làm việc nhóm.

Thiếu tự tin

Đây là thói quen xấu của người lao động Việt Nam. Dù cái tôi rất lớn nhưng họ lại thiếu tự tin và sợ đám đông. Bởi lẽ họ có lối sống khép kín, không chịu khó giao tiếp. Rất nhiều người từ lúc sinh viên đã ngại phát biểu ý kiến hoặc trình bày vấn đề trước đám đông. Kiểu giáo dục thụ động luôn tỉ lệ thuận với sức ì của tư duy và tỉ lệ nghịch với óc sáng tạo, sự phê phán của lao động Việt Nam.

Thiếu tự tin khi làm việc sẽ khiến hiệu quả công việc bị giảm sút

Trên đây là những thói quen xấu của lao động Việt Nam. Điều chúng ta cần làm bây giờ là cố gắng phấn đấu hết mình để không phạm vào những sai lầm này. Hãy làm việc chăm chỉ, chịu khó tiếp thu sự chỉ dạy và làm việc hết sức mình để có công việc tốt nhất. Chúc các bạn thành công với những công việc của bản thân.