Ngành quan hệ lao động và những thông tin cần biết

Ngành Quan hệ lao động hiện nay là một trong top những ngành hot ở bậc Đại học. Có rất nhiều người vẫn chưa nắm rõ những thông tin về ngành này. Quan hệ lao động là gì, ngành này đem lại những hứa hẹn gì cho tương lai sau khi ra trường? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Quan hệ lao động

Khi được hỏi quan hệ lao động và ngành Quan hệ lao động là gì mọi người đều tặc lưỡi” biết rồi, khổ quá, nói mãi”, nhưng để giải thích cho một người chưa biết về mối quan hệ này thì không phải ai cũng tường tận. Để hiểu được quan hệ lao động trước tiên chúng ta cần tìm hiểu trên một ví dụ về mối quan hệ giữa người mua và người bán nói chung.

Đầu tiên quan hệ giữa người mua và người bán nói chung được hiểu đơn giản là mối quan hệ được thiết lập giữa người mua và người bán. Hai người này sẽ mặc cả với nhau về giá trị của một món hàng hóa. Sự mặc cả hay còn gọi là tương tác thiết lập giữa hai bên thể hiện mối quan hệ đó.

Món hàng hóa có thể đa dạng từ bó rau muống, cái xe, cái nhà đến những vật tinh thần. Chúng được gọi là đối tượng của mối quan hệ mua bán.

Mối quan hệ trên được diễn ra ở một thị trường, nơi đó không chỉ có một người mua và một người bán, không chỉ có một mặt hàng hóa để giao dịch. Có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến cuộc mua bán của hai người.

Trên đây là ba yếu tố của một mối quan hệ mua bán thông thường. Quan hệ lao động cũng tương tự quan hệ mua bán, chúng ta cũng xét nó trên ba yếu tố như trên để tìm ra khái niệm.

Những mối quan hệ có thể thiết lập dựa trên quan hệ lao động.
Những mối quan hệ có thể thiết lập dựa trên quan hệ lao động.

Khái niệm về quan hệ lao động

Quan hệ lao động nhìn một cách đơn giản chính là mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, bị ràng buộc bởi quyền và nghĩa vụ hai bên. Cùng xét mối quan hệ lao động này dựa trên ba yếu tố đã đưa ra:

Thứ nhất: quan hệ lao động cá nhân là mối quan hệ giữa người lao động đi làm thuê và người đi thuê lao động. Trong mối quan hệ này người đi thuê sẽ thỏa thuận với người lao động về công việc, điều kiện lao động, trả công…

Thứ hai, hai chủ thể trên sẽ thỏa thuận với nhau về công việc, điều kiện công tác và nhiều vấn đề nữa. Đây được gọi là đối tượng.

Thứ ba, khi hai bên tương tác với nhau về các nội dung thì có nhiều yếu tố bên ngoài tác động vào sự tương tác này.

Đặc điểm của quan hệ lao động hiện nay

Một số đặc điểm của quan hệ lao động hiện nay:

  • Quan hệ lao động được thiết lập chủ yếu dựa trên hợp đồng lao động của người lao động và chru sử dụng lao động.
  • Quan hệ lao động cũng liên quan tới các yếu tố kinh tế và xã hội. Một trong số đó là việc cung cấp việc làm, đảm bảo an ninh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế.
  • Người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm và bổn phận của mình cũng như tuân thủ các nguyên tắc đã được đưa ra. Tránh các vi phạm có ảnh hưởng tới quyền và lợi ích, nghĩa vụ của cả hai bên.
  • Ngược lại người sử dụng lao động cũng phải tuân thủ đúng các quy tắc và thực hiện đúng bổn phận của mình là trả lương đầy đủ và đúng hạn, cũng như bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.
  • Khi hết hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động cần tuân thủ quy định của pháp luật. Những quy định này đã được nêu rõ ở những văn bản pháp lý ban hành.

Tổng quan về ngành quan hệ lao động

Một cuộc đàm phán của chuyên viên ngành quan hệ lao động.
Một cuộc đàm phán của chuyên viên ngành quan hệ lao động.

Ngành quan hệ lao động có tên tiếng Anh là Labour Relations. Đây là một ngành nghề có vai trò nghiên cứu mối quan hệ lao động giữa các chủ thể về hai mặt là quyền lợi và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng về việc làm tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm, điều kiện công việc…Tất cả những thắc mắc, mâu thuẫn của các vấn đề trên sẽ được giải quyết bằng biện pháp thương lượng dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Nói tóm lại ngành quan hệ lao động giúp kết nối và giảm khoảng cách giữa các công ty với đội ngũ nhân viên.

Ngành quan hệ lao động có mục tiêu là đào tạo về các lĩnh vực quan hệ lao động, quản trị hoạt động hay công đoàn. Ngành học này giúp bạn xử lý tốt các mối quan hệ xã hội, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ công chúng, cùng với các kĩ năng về tổ chức lực lượng quần chúng lao động, phương pháp phân tích, đánh giá, quyết định vấn đề có liên quan trong ứng xử với người lao động và trong đoàn thể.

Ngành quan hệ lao động cũng sẽ giúp cho sinh viên phát huy được thái độ làm việc, những khả năng tiềm ẩn của bản thân, rèn luyện là một người có tinh thần trách nhiệm cao, có đạo đức nghề nghiệp tốt. Đặc biệt ngành này giúp bạn trao dồi những kiến thức, vận dụng nó một cách sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong nghề cũng như ngoài xã hội, bạn có thể trở thành một người cán bộ chuyên nghiệp.

Xem thêm>>>

Bức tranh toàn cảnh về năng suất lao động của Việt Nam hiện nay

Lao động trẻ em là gì? Yêu cầu khi sử dụng lao động trẻ em

Các trường đào tạo và cập nhật điểm chuẩn các trường những năm gần đây

Hiện nay ở Việt Nam có hai trường đang có sự phê chuẩn được đào tạo ngành Quan hệ lao động đó là Đại học Công Đoàn và Đại học Tôn Đức Thắng.

Điểm chuẩn của ngành qua các năm:

Năm 2018, điểm chuẩn của ngành Quan hệ lao động dao động từ 15-22 điểm dựa theo điểm của kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.

Năm 2019, điểm ngành của trường đại học Công Đoàn là 14,1 còn đại học Tôn Đức Thắng là 24.

Nam 2020, điểm ngành của trường đại học Công Đoàn là 14,5 còn đại học Tôn Đức Thắng là 29.

Tổ hợp xét tuyển và các khối thi vào ngành

Mã ngành Quan hệ lao động là 7340408.

Các khối thi và ngành và tổ hợp xét tuyển:

  • Khối A00 ( Toán- Lý- Hóa).
  • Khối A01 ( Toán- Lý- Anh).
  • Khối D01 ( Toán- Anh- Văn).

Chương trình đào tạo ngành quan hệ lao động

Chương trình đào tạo và các bộ môn của ngành Quan hệ lao động bao gồm:

Học phần bắt buộc:

  • Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác_ Lê-nin (học phần 1 và 2).
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh.
  • Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Anh văn cơ bản (I, II, III ).
  • Toán cao cấp ( C1, C2).
  • Tin học đại cương.
  • Lý thuyết Xác suất và thống kê toán.
  • Pháp luật đại cương.
  • Giáo dục thể chất.
  • Giáo dục quốc phòng.
  • Học phần tự chọn.
  • Soạn thảo văn bản.
  • Logic học.
  • Văn hóa doanh nghiệp.
  • Xã hội học đại cương.
  • Những vấn đề cơ bản về Công đoàn Việt Nam.
  • Tâm lý học đại cương.

Các bộ môn chuyên ngành:

-Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành:

  • Kinh tế vi mô.
  • Kinh tế vĩ mô.
  • Marketing căn bản.
  • Kinh tế lượng.
  • Nguyên lý kế toán.
  • Nguyên lý thông kê kinh tế.
  • Tài chính tiền tệ.

-Kiến thức tự chọn: Tâm lý học lao động.

-Kiến thức ngành:

Kiến thức bắt buộc:

  • Nguyên lí quan hệ lao động.
  • Chiến lược quan hệ lao động.
  • Quan hệ đối tác xã hội.
  • Thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động.
  • Giải quyết tranh chấp lao động, giải quyết đình công.
  • Quản trị nhân lực 1.
  • Đối thoại xã hội.

Kiến thức tự chọn:

  • Quản trị học.
  • Kinh tế nguồn nhân lực.
  • Tổ chức lao động khoa học và định mức lao động.
  • Thống kê lao động.
  • Lập và quản lí dự án đầu tư.
  • Kinh tế phát triển.
  • Quan hệ công chúng.
  • Dân số và phát triển.
  • Bảo hộ lao động.
  • Hành vi tổ chức.
  • Kỹ năng áp dụng pháp luật.
  • Lịch sử phong trào công nhân, công đoàn thế giới & Việt Nam.
  • Luật lao động và Luật Công Đoàn.
  • Kỹ năng giao tiếp.
  • Khoa học quản lý.
  • Thực tập môn học.

Kiến thức bổ trợ:

  • Tin học ứng dụng.
  • Anh văn chuyên ngành.

Thực tập tốt nghiệp: Khóa luận tốt nghiệp hoặc học và thi một số học phần chuyên môn.

Các yếu tố cần có nếu muốn ghi danh vào học ngành quan hệ lao động

Xin việc ngành quan hệ lao động.
Xin việc ngành quan hệ lao động.

Để biết bạn có phù hợp với ngành Quan hệ lao động thì bạn cần có các yếu tố sau:

  • Có khả năng phân tích cũng như trình bày vấn đề.
  • Có kỹ năng giao tiếp và biết linh hoạt trong cách ứng xử, biết cách đàm phán, thương lượng với người khác.
  • Luôn lắng nghe, kịp thời nắm bắt, thấu hiểu tâm lý của người khác.
  • Có khả năng về ngoại ngữ và tin học.
  • Tự tin, năng động và sáng tạo.
  • Siêng năng, cẩn thận, tận tâm, sáng tạo đúng lúc, kiên định, hòa đồng và quyết đoán.

Việc trở thành một chuyên gia quan hệ công chúng không phải là điều dễ dàng, bạn cần có:

  • Thông thạo luật lao động quốc gia và doanh nghiệp.
  • Luôn là người đại diện cho quyền lợi của khách hàng.
  • Nắm rõ chính sách đàm phán cũng như tuân theo các quy định của pháp luật.
  • Có kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt.

Cơ hội viêc làm sau khi ra trường của ngành quan hệ lao động

Cơ hội xin việc làm sau khi ra trường của các sinh viên ngành Quan hệ lao động rất đa dạng. Với những kiến thức và kĩ năng đã được trang bị trên ghế nhà trường, bạn có thể dễ dàng ứng tuyển vào các công ty, doanh nghiệp với công việc chính là bảo vệ quyền lợi người lao động, điều hành nhân sự, có thể thử sức với vai trò là một chuyên viên quan hệ công chúng, giải quyết các quan hệ tranh chấp…Các vị trí bạn có thể đảm nhận:

  • Phụ trách quan hệ lao động trong các tổ chức phi chính phủ, đảm nhiệm các chức vụ qan trọng trong cơ quan nhà nước về lao động như Sở lao động Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Nhà nước.
  • Chuyên viên nghiên cứu lao động cho các trường học, đại học và các trung tâm dào tạo ngành nghề, việc làm.
  • Chuyên viên tư vấn nghiên cứu các dự án về lao động, quan hệ lao động, Quan hệ công chúng, công đoàn, xã hội.
  • Chuyên viên thương lượng, đàm phán và chuyên xử lí các vấn đề tranh chấp, bất đồng xã hội, công đoàn tại các công ty, doanh nghiệp.
  • Trưởng phòng quan hệ công chúng: phụ trách quan hệ công chúng, phụ trách truyền thông quảng cáo của công ty và các phòng ban có liên quan.
  • Chủ tịch Công đoàn công ty, ủy viên ban chấp hành công đoàn, cán bộ công đoàn: Phụ trách các vấn đề có liên quan đến công đoàn công ty.
  • Giám độc nhân sự hay trưởng phòng nhân sự giúp tổ chức, quản lý bộ máy trong công ty, doanh nghiệp và các tổ chức.
  • Bạn còn có thể đảm nhận vị trí tiền lương, phúc lợi, sức khỏe, trách nhiệm xã hội, quản lý hợp đồng hay văn thư tại bộ phận nhân sự của công ty, doanh nghiệp, tổ chức.

Mức lương trung bình đối với người làm trong ngành quan hệ xã hội

Theo thống kê cũng như đánh giá của một số nghiên cứu cho thấy rằng mức lương trung bình của những người làm trong ngành quan hệ công chúng cao hơn so với một số ngành nghề khác. Cụ thể là:

  • Một sinh viên vừa mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế sẽ được trả với mức lương dao động khoảng 7-8 triệu đống/ 1 tháng.
  • Những người đã có kinh nghiệm đi làm trong ngành Quan hệ lao động làm việc tại các công ty sẽ có mức lương từ 13-15 triệu đồng/ 1 tháng.
  • Còn đối với những người có thâm niên, kinh nghiệm nhiều, chuyên môn giỏi có thể ứng tuyển cho chức vụ Giám đốc quan hệ lao động lương cơ bản sẽ là 22-40 triệu đồng/ 1 tháng.

Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết trên giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về ngành Quan hệ lao động và có một hướng đi đúng đắn trong tương lai.