Lao động, việc làm và xã hội là vấn đề nhận được sự quan tâm sâu sắc của các địa phương trong đó có Phú Thọ. Trong những năm qua, Phú Thọ thực hiện triển khai thành công các vấn đề có liên quan trực tiếp đến lao động – việc làm. Dưới sự chỉ đạo nghiêm túc, quản lý khoa học của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Phú Thọ có bước chuyển mình ấn tượng so với các địa phương lân cận.
Vậy Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Phú Thọ có chức năng thế nào? Công tác hỉ đạo của cơ quan này ra sao? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đi tìm lời giải đáp cho vấn đề còn băn khoăn này nhé!
Mục lục
Quá trình hình thành và phát triển của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ
Sở Lao động -Thương binh và Xã hội Phú Thọ gắn liền với sự phát triển của đát nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng. Năm 1968, Tỉnh Phú Thọ sáp nhập với tỉnh Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú. Các lĩnh vực Lao động và Thương binh -Xã hội Vĩnh Phúc được hình thành trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh. Đây là khoảng thời gian quan trọng của ngành, vừa giải quyết hậu quả do chiến tranh, vừa xây dựng và phát triển đất nước.
Tháng 1/1997, sau khi tỉnh Phú Thọ được tái lập, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội Phú Thọ được thành lập. Suốt những năm quan dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cơ quan đã có bước phát triển vượt bậc. Đơn vị này không ngừng lớn mạnh, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Với sự nỗ lực của mình, đây xứng đáng trở thành đơn vị tiên phong với các thành tích xuất sắc trong công tác của ngành. Điều này mang đến niềm tin, động lực to lớn cho đội ngũ cán bô, công chức, viên chức đang công tác trong ngành của tỉnh Phú Thọ.
Vị trí, chức năng
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Sở thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về các vấn đề liên quan đến: lao động; việc làm; giáo dục nghề nghiệp; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Cũng giống như các cơ quan khác, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cũng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng;
- Đặc biệt, cơ quan này chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Nhiệm vụ và quyền hạn
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Phú Thọ có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu và trình lên Uỷ ban nhân dân tỉnh các kế hoạch, quy định, chỉ thị về các lĩnh vực liên quan và trong thẩm quyền cho phép.
- Trực tiếp có trách nhiệm trong các vấn đề liên quan đến:
- Lao động và việc làm
- Bảo hiểm xã hội.
- An toàn lao động
- Bình đẳng giới
- Chính sách người có công
- Phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Kiểm tra, thanh tra công tác tổ chức thực hiện tại địa bàn tỉnh nhà, tiến hành giải quyết các khiếu nại, tranh chấp liên quan đến các lĩnh vực nêu trên theo sự chỉ đạo của uỷ ban nhân dân tỉnh.
Cơ cấu tổ chức bộ máy
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ bao gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc. Trong đó, Giám đốc là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước Uỷ ban nhân dân tỉnh và pháp luật về công tác trong các lĩnh vực trên. Các phó giám đốc theo sự phân công, chỉ đạo của Giám đốc thực hiện chức năng chuyên trách nhằm đảm bảo bộ máy vận hành trơn tru, theo quy trình khoa học
+ Các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
Ngoài bộ máy lãnh đạo được ví như đầu não của đơn vị, bên cạnh đó Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ còn các phòng ban hỗ trợ công việc sau:
- Văn phòng (bao gồm công tác pháp chế);
- Thanh tra;
- Phòng Kế hoạch – Tài chính;
- Phòng Người có công;
- Phòng Việc làm – An toàn lao động;
- Phòng Lao động – Tiền lương – Bảo hiểm xã hội;
- Phòng Dạy nghề;
- Phòng Bảo trợ xã hội;
- Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới;
- Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội.
Tất cả các phòng ban được phân công đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Tuy nhiên các phòng ban đều chịu sự giám sát và điều hành trực tiếp của bộ máy lãnh đạo. Cơ chế thủ trưởng được áp dụng tạo nên tập thể đoàn kết, vững mạnh.
+ Đơn vị trực thuộc
Ngoài các phòng ban giúp việc, hỗ trợ công tác quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ. Cơ quan này còn một số đơn vị sự nghiệp trực thuộc như sau:
- Trung tâm Điều dưỡng Người có công tỉnh Phú Thọ.
- Trung tâm Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Phú Thọ;
- Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh Phú Thọ.
- Cơ sở điều trị nghiện ma túy tự nguyện tỉnh Phú Thọ;
- Trung tâm Dịch vụ việc làm.
- Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Phú Thọ;
- Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Phú Thọ.
Địa chỉ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Phú Thọ
Kể từ khi thành lập đến nay, đơn vị luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho người dân trong các vấn đề liên quan. Các công việc phát sinh đều được giải quyết nhanh chóng, triệt để đem lại quyền lợi chính đáng cho nhân dân.
Nếu có bất cứ vấn đề gì liên quan đến các lĩnh vực lao động và việc làm, bảo hiểm, chính sách người có công, bình đẳng giới hay tệ nạn xã hội, bạn có thể đến trực tiếp Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ.Mọi thông tin thắc mắc của người dân sẽ được giải quyết sớm nhất.
- Địa chỉ: Đường Nguyễn Thành, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì.
- Số điện thoại: 0210.3.846.594
- Email: sldtbxh@phutho.gov.vn.
Xem thêm:
Trong những năm qua, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Phú Thọ đã và đang làm tốt chức năng quản lý của mình. Để đạt được thành tựu đáng kể trên là sự cố gắng, nỗ lực của tất cả các phòng ban, các đơn vị, các cán bộ đang công tác tại đây. Đây là cơ quan tham mưu quan trọng của tỉnh nhà, góp phần không nhỏ khẳng định vị thế của tỉnh Phú Thọ trên bản đồ Việt Nam.